Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe rất nhiều về khái niệm Số hóa và Chuyển đổi số. Nhưng chúng ta đã thật sự biết được sự khác nhau giữa hai khái niệm này. Hôm nay hãy cùng Unic tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới này nhé.

1. Số hóa là gì 

Số hóa đang là một thuật ngữ khá phổ biến và được được định nghĩa chung là quá trình đổi mới từ cách thức truyền thống sang hệ thống kỹ thuật số. Trên thực tế, số hóa hình thức chính là: số hóa tài liệu (Digitization) và số hóa quy trình (Digitalization). 

  • Số hóa dữ liệu (Digitization) 
Đây là quá trình chuyển đổi các dạng tài liệu truyền thống: chữ viết tay, bản in, hình ảnh,… sang định dạng kỹ thuật số. Sau đó dữ liệu sẽ được lưu trữ và quản lý mọt cách dễ dàng hơn. 
Ví dụ: Scan hồ sơ, chứng từ dạng giấy sang dạng tài liệu kỹ thuật số (như PDF, PNG, …). Sau đó doanh nghiệp có thể sử dụng các file kỹ thuật số này cho các mục đích khác. 
201909171340599726-e5f55cfe5fd90afdd5cce482ea0ac1b3.jpeg

  • Số hóa quy trình (Digitalization) 

Số hóa quy trình hay trong Tiếng Anh là Digitalization được định nghĩa là việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để thay đổi mô hình kinh doanh và cung cấp các cơ hội nhằm tạo doanh thu và giá trị mới; đó là quá trình chuyển sang doanh nghiệp kỹ thuật số. 
Ví dụ: Sau khi số hóa dữ liệu từ dạng giấy sang dạng PDF, bản PDF này sẽ được lưu trữ trên hệ thống công ty và được chuyển đến nhanh chóng cho các bộ phận có liên quan. Có thể nói rằng, số hóa dữ liệu là bước đệm hướng tới số hóa quy trình. 

2. Chuyển đổi số là gì 

Chuyển đổi số (Digital Transformation) được nhiều doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi nhằm: Tăng tốc độ mở rộng thị trường, tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tăng năng suất nhân viên,… Chuyển đổi số doanh nghiệp đang được trải rộng trên khắp các lĩnh vực khác nhau. Tất cả đều đang khởi động rất mạnh mẽ. Chuyển đổi số (Digital Transformation) là thay đổi mô hình và phương thức kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách ứng dụng công nghệ thông minh phù hợp; đồng thời, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững của Doanh Nghiệp. 

digital-transformation-construction-architecture-new-normal-5-bufalloboy-scaled.jpeg

3. Phân biệt số hóa và chuyển đổi số 

  • Giống nhau: 

Chuyển đổi số và số hóa giống nhau là đều áp dụng công nghệ, kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Thông qua việc thay đổi quy mô, cách thức vận hành của doanh nghiệp. 
  • Khác nhau:

Số hóa dữ liệuSố hóa quy trìnhChuyển đổi số
Chuyển đổi dữ liệu sang định dạng kỹ thuật số.
Bản thân dữ liệu không bị thay đổi, nó chỉ được mã hóa ở định dạng kỹ thuật số.
Dữ liệu số hóa được sử dụng để tự động hóa các quy trình và cho phép khả năng truy cập tốt hơn.
Chuyển đổi hình thức kinh doanh sang hình thức kỹ thuật số.
Tận dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số để chuyển đổi hoàn toàn quy trình kinh doanh.
Nắm lấy khả năng của công nghệ kỹ thuật số để thu thập dữ liệu, thiết lập xu hướng và đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn
Tận dụng dữ liệu và quy trình được số hóa để chuyển đổi mô hình kinh doanh của bạn sang mô hình kỹ thuật số.
Ứng dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số để biến đổi các quy trình của doanh nghiệp
Tìm cách tối ưu hóa các quy trình hoặc dữ liệu thông qua việc đánh giá, tái cấu trúc, có thể thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.



Vì vậy, để tránh được sự thất bại trong công cuộc chuyển đổi số, chủ doanh nghiệp cần phải phân biệt rõ ràng hai khái niệm này. 

 4. Quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp 

  • Bước 1: Đánh giá và xác định mục tiêu chuyển đổi số trong doanh nghiệp 
Nhìn nhận là đánh giá về mọi mặt như nhân lực, tài chính, công nghệ, văn hóa,… của doanh nghiệp để xác định được mức độ sẵn sàng chuyển đổi số. 

  • Bước 2: Lập kế hoạch và chiến lược thực hiện 
Doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch cụ thể về công việc, thời gian, kết quả… Việc xây dựng kế hoạch càng chi tiết, chu đáo, càng dễ dàng thực hiện và bám sát. Khi đã có một kế hoạch cụ thể, doanh nghiệp cần xác định chiến lược hiện thực hóa những mục tiêu đã đặt ra một cách tốt nhất. 

  • Bước 3: Số hóa các dữ liệu và quy trình
Quy trình gồm 2 phần: quy trình nội bộ doanh nghiệp và quy trình làm việc với khách hàng.Các quy trình này nên được chuyển đổi số hóa dần để việc chuyển đổi số hiệu quả.

  • Bước 4: Chuẩn bị đội ngũ nhân lực
Nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn chắc chắn và tư tưởng mở, luôn sẵn sàng thay đổi. Đồng thời, nhân viên trong doanh nghiệp cũng cần được đào tạo cách làm việc khoa học, hiệu quả và linh hoạt để có thể thích ứng được với chuyển đổi số.
Ngoài ra, môi trường làm việc và văn hóa làm việc của doanh nghiệp phải phù hợp, cởi mở để dễ dàng áp dụng chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả làm việc.

  • Bước 5: Áp dụng công nghệ mới, cải tiến
Trong bối cảnh hiện nay, các nền tảng công nghệ phục vụ cho chuyển đổi số ngày càng nhiều và tối ưu hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp nên chú trọng trong việc xem xét, tìm hiểu và đưa ra lựa chọn phù hợp và có hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp của mình. 

  • Bước 6: Đánh giá và cải thiện 
Sau khi thực hiện 5 bước trên, doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá lại quá trình và kết quả của nó. Việc đánh giá này phải trả lời được các câu hỏi: cách chuyển đổi hóa có đang đem lại thay đổi tích cực cho doanh nghiệp và khách hàng hay không? Kết quả có đạt được như kế hoạch đã đề ra hay không? Cần thay đổi hay cải thiện điểm nào để nâng cao? Từ đó, doanh nghiệp sẽ vạch ra những việc cần làm để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.