Software-as-a-service (SaaS) đã xuất hiện từ đầu những năm 2000, đây được xem là một giải pháp thay thế hiệu quả về việc giảm chi phí cho việc triển khai CNTT theo cách truyền thống trong doanh nghiệp như là mua, xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT của riêng doanh nghiệp, tự cài đặt phần mềm, thiết lập cấu hình các ứng dụng và thuê một bộ phận CNTT để duy trì tất cả.

Ngay cả khi các ứng dụng SaaS đã xuất hiện được một thời gian, nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều câu hỏi về việc liệu các ứng dụng này có phải là một lựa chọn khả thi cho họ hay không. Nếu bạn là một trong những người đó thì Unic hy vọng rằng thông qua bài viết này, những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp.

Software-as-a-Service là gì?

SaaS hay Phần mềm dưới dạng Dịch vụ, còn được gọi là dịch vụ ASP (Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng), phần mềm theo yêu cầu, hoặc đơn giản là dịch vụ trong Đám mây, cung cấp kết nối và đăng ký các dịch vụ CNTT được xây dựng trên cơ sở hạ tầng dùng chung thông qua đám mây và được triển khai qua Internet, thay vì mua và tải xuống hoặc cài đặt cục bộ.

Nói cách khác, phần mềm bạn muốn sử dụng được nhà cung cấp phân phối và quản lý từ xa, đồng thời bạn có quyền truy cập thông qua trình duyệt web ưa thích của mình (và thiết bị di động).

Những ai nên sử dụng các ứng dụng SaaS?

Trên thực tế, SaaS phù hợp với bất kỳ ai dù cá nhân hay doanh nghiệp. Ví dụ:

  • Với cá nhân như, việc bạn đăng ký Dropbox hay Icloud để lưu trữ ảnh của mình trực tuyến là bạn đang sử dụng SaaS.
  • Một ví dụ khác về SaaS cho doanh nghiệp. Nếu bạn là nhà tiếp thị và sử dụng tiếp cận khách hàng mục tiêu qua email, và doanh nghiệp bạn sẽ mua phần mềm Email Marketing thì rất có thể bạn sử dụng mô hình SaaS

Đặc biệt, đối với các tổ chức quy mô vừa, SaaS chủ yếu là một giải pháp thay thế không phức tạp và hiệu quả về chi phí, cung cấp các khả năng mới, chi phí linh hoạt cũng như dễ dàng bảo trì và triển khai.

Bạn không cần phải sở hữu một máy tính siêu mạnh, một máy chủ nội bộ hoặc thuê các kỹ sư CNTT tài giỏi để có thể lưu trữ thông tin doanh nghiệp của bạn trên Đám mây. SaaS cho phép nhiều người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu rộng lớn bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu có internet. Tất cả những gì bạn cần là một trình duyệt web và một thiết bị hỗ trợ internet và bạn đã thiết lập và chạy.

Các lợi ích chính của SaaS đối với doanh nghiệp

1. Không có vốn đầu tư ban đầu lớn

SaaS hoạt động theo phương thức trả ngay mà không có phí trả trước. Bạn chỉ cần trả phí đăng ký hàng tháng hoặc hàng năm để sử dụng dịch vụ. Đây là một trong những lý do tại sao SaaS được ưa chuộng bởi các công ty nhỏ hơn và các công ty khởi nghiệp. Tức là khách hàng không mua cả hệ thống hay phần cứng, họ mua 1 vé đăng ký (subscription) và thanh toán thuê bao định kỳ, thường là hàng năm. Doanh nghiệp SaaS cần đầu tư ban đầu lớn để sản xuất ra hệ thống này, và duy trì doanh thu định kỳ hàng năm qua các khoản thanh toán đăng ký và gia hạn hàng năm của nhiều khách hàng.

Vì vậy, thay vì một khoản chi phí trả trước khổng lồ với giải pháp tại chỗ, SaaS có thể được coi như một giải pháp cắt giảm chi phí hiệu quả.

2. Một lựa chọn tiết kiệm chi phí

Đây là một trong những lợi thế hấp dẫn nhất, SaaS có thể là giải pháp tiết kiệm tiền thực sự. Trên thực tế, về tầm quan trọng, “chi phí tổng thể thấp hơn” là động lực lớn thứ hai trong việc áp dụng SaaS. Ví dụ: Khi bạn so sánh chi phí của giải pháp SaaS CRM (Quản trị Quan hệ khách hàng) với chi phí mua phần mềm, thoạt đầu có thể có vẻ như lựa chọn SaaS vẫn còn đắt hơn. Tuy nhiên, khi bạn tính đến số tiền bạn cần chi để mua phần cứng cần thiết cũng như thuê và quản lý nhân viên để duy trì tất cả, thì thực tế, phương pháp SaaS thực sự là một lựa chọn chi phí thấp hơn.

Nói cách khác, sử dụng SaaS có nghĩa là bạn có thể quên việc chi tiền cho phần cứng bổ sung hoặc người bảo trì hệ thống.

3. Tiện dụng

SaaS được phát triển trên nền tảng internet, nên chỉ cần có thiết bị kết nối mạng thì dù bạn ở đâu, vào bất kỳ lúc nào, bạn cũng có thể truy cập dữ liệu và tiến hành các công việc khác nhau.

Các doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm chỉ cần tạo thêm tài khoản và cung cấp cho mọi nhân viên. Như vậy, nhân viên có thể lựa chọn làm việc ở những không gian linh hoạt hơn. Đặc biệt, trong trường hợp có nhiệm vụ đột xuất mà họ không có mặt tại công ty, các nhân viên vẫn có thể truy cập vào dữ liệu chung, tìm kiếm các tài liệu cần thiết và thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Cập nhật dễ dàng và tự động

Với phần mềm SaaS, mọi cập nhật diễn ra tự động mà không cần cài đặt lại, dù là một phần hay toàn bộ hệ thống. Bất cứ khi nào doanh nghiệp truy cập vào hệ thống, họ sẽ thấy bản cập nhật mới nhất phần mềm của mình. Bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng rằng phần mềm của mình sẽ trở nên lạc hậu. Bất cứ một lỗi phần mềm nào dù là nhỏ nhất cũng sẽ được tự động khắc phục trong thời gian ngắn, đem đến cho người dùng một giải pháp phần mềm an toàn nhất có thể.

5. Mức độ bảo mật cao

Theo một nghiên cứu, 66% chuyên gia CNTT nói rằng bảo mật là mối quan tâm lớn nhất của họ khi áp dụng chiến lược điện toán đám mây cho doanh nghiệp. Trong mô hình truyền thống, dữ liệu của doanh nghiệp được khép kín bởi hệ thống thiết bị, yêu cầu bảo mật nội bộ và cơ chế kiểm soát truy cập. Tuy nhiên, trong mô hình SaaS, dữ liệu doanh nghiêp được lưu giữ bên ngoài khu vực doanh nghiệp (mô hình đám mây), tại nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Do đó, nhà cung cấp dịch vụ cũng có trách nhiệm kiểm tra bảo mật bổ sung để khẳng định không có lỗ hổng bảo mật nguy hiểm nào trong ứng dụng hoặc bất cứ thông tin rò rỉ nào gây ra bởi nhân viên. Điều này cần được cân nhắc khi lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đáng tin cậy (chẳng hạn như Google, Amazon, Microsoft, v.v.), có kỹ thuật mã hoá dữ liệu bảo mật vượt trội và được uỷ quyền kiểm soát truy cập dữ liệu.

6. Khả năng mở rộng hệ thống dễ dàng

Đến một giai đoạn phát triển, doanh nghiệp sẽ có nhu cầu mở rộng hệ thống, hoặc nhu cầu tích hợp vào hệ thống một khối lượng công việc mới. Với mô hình SaaS, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu nhanh chóng và liên tục của khách hàng mà không ảnh hưởng tới hoạt động trước đó trong ứng dụng. Với nhu cầu ngày càng tăng về mức độ bảo mật, sản phẩm, thị trường và khách hàng, lượng đăng ký sử dụng phần mềm có bản quyền SaaS cũng nhờ đó mà tự động tăng theo. Nhờ việc dùng chung một hệ thống và dịch vụ, mỗi người dùng tự tiết kiệm cho mình chi phí cập nhật phần cứng, phần mềm cũng như chi phí bảo trì.

Kết luận 

Phần mềm dịch vụ điện toán đám mây SaaS đã xuất hiện và sẽ không ngừng phát triển như một xu hướng tất yếu. Với tất cả những lợi ích thấy ngay trước mắt, việc áp dụng mô hình này là một cơ hội rất đáng để thử với doanh nghiệp.