Smart Factory - Nhà Máy thông minh là gì
Smart Factory là hệ thống sản xuất được kết nối và có thể xử lý dữ liệu liên tục từ hoạt động sản xuất và kinh doanh, có thể tự học và thích nghi theo nhu cầu mới của thị trường.
Hệ thống Smart Factory có thể tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như từ máy móc thiết bị sản xuất cho đến các quá trình sản xuất cung ứng. Từ đó con người để có thể kiểm soát được quá trình sản xuất, bảo trì, theo dõi kho, số hóa mọi hoạt động. Kết quả đạt được là một hệ thống hiệu quả hơn, linh hoạt hơn, giảm down time, có khả năng dự báo và tự hiệu chỉnh.
Sức mạnh thực sự của một Smart Factory nằm ở chỗ nó có khả năng tiến hóa và phát triển trong suốt quá trình thay đổi của tổ chức, cho dù nó bị ảnh hưởng của nhu cầu thị trường, mở rộng sang thị trường mới, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, cho đến dự báo và đáp ứng nhu cầu vận hành, bảo dưỡng, kết hợp những công nghệ và quy trình mới, hoặc thay đổi theo thời gian near – realtime cho quy trình sản xuất.
1. Smart Factory là nhà máy được kết nối.
Smart Factory yêu cầu các quá trình sản xuất cơ bản và nguyên vật liệu cơ bản cần phải được kết nối để tạo ra các dữ liệu cần thiết, giúp đưa ra các quyết định kịp thời. Trong một Smart Factory thực sự, toàn bộ máy móc, tài sản đều được lắp đặt các cảm biến thông minh để hệ thống có thể truy xuất liên tục các dữ liệu, đảm bảo dữ liệu được cập nhật liên tục và đầy đủ, phản ánh tình trạng nhà máy tức thời. Dữ liệu là nhiên liệu cho nhà máy Thông Minh hoạt động.
2. Nhà máy thông minh được tối ưu hóa (Optimized):
Vận hành với sự can thiệp tối thiểu của con người, giúp tạo độ tin cậy cao. Quy trình làm việc tự động, đồng bộ hóa tài sản, theo dõi và lập lịch trình được cải thiện và mức tiêu thụ năng lượng tối ưu giúp nhà máy thông minh có thể tăng năng suất và chất lượng, cũng như giảm chi phí, giảm downtime và sự lãng phí năng lượng.
3. Dữ liệu minh bạch (Transparent):
Trực quan hóa dữ liệu thời gian thực có thể chuyển đổi dữ liệu được thu thập từ các quy trình và các sản phẩm đã sản xuất hoặc đang sản xuất và chuyển chúng thành thông tin chi tiết, hỗ trợ các nhà quản lý đưa ra quyết định. Mạng lưới minh bạch đưa lại bức tranh tổng quan từ cơ sở dữ liệu, đảm bảo rằng tổ chức có thể đưa ra quyết định chính xác hơn bằng cách cung cấp các công cụ như phân quyền chế độ xem, chế độ theo dõi, cảnh báo theo thời gian thực.
4. Hệ thống Chủ động (Proactive):
Nhân viên và hệ thống có thể dự đoán và hành động trước khi các vấn đề phát sinh, thay vì chỉ phản ứng với chúng sau khi chúng xảy ra. Tính năng này bao gồm xác định sự bất thường, kiểm tra và bổ sung hàng tồn kho, xác định và dự đoán các vấn đề về chất lượng, và giám sát các mối lo ngại về an toàn và bảo trì. Nhà máy thông minh có khả năng dự đoán kết quả tương lai dựa trên dữ liệu lịch sử và thời gian thực có thể cải thiện thời gian hoạt động, năng suất và chất lượng và ngăn ngừa các vấn đề an toàn.
5. Linh hoạt (Agile):
Cho phép nhà máy thông minh vận hành và thích ứng với kế hoạch linh hoạt và thay đổi của hệ thống với rất ít sự can thiệp của con người. Các nhà máy thông minh cũng có thểtự cấu hình các thiết bị và vật liệu tùy thuộc vào sản phẩm và lên lịch thay đổi, sau đó xem xét tác động của những thay đổi đó trong thời gian thực. Ngoài ra, smart factory có thể tăng thời gian hoạt động và năng suất của bằng cách giảm thiểu thay đổi do lên lịch hoặc thay đổi sản phẩm và cho phép lập lịch linh hoạt dựa theo nhiều kịch bản của thực tế.
LỢI ÍCH CỦA NHÀ MÁY THÔNG MINH
Những lợi ích của một nhà máy được kết nối không chỉ có trong quy trình sản xuất mà còn mang lại nhiều lợi ích cho toàn bộ hoạt động bán hàng hay chuỗi cung ứng. Ví dụ: thời gian thực hiện sản phẩm ngắn hơn làm tăng sự hài lòng của khách hàng. Các lợi ích của nhà máy thông minh bao gồm:
A· Giảm chi phí:
Khi áp dụng mô hình Smart Factory, từ công đoạn sản xuất đến quản lý, bán hàng, cung ứng đều được kết nối và phối hợp chặt chẽ để cung cấp thông tin thời gian thực. Như vậy, các nhà quản lý sẽ có thể đánh giá chính xác hơn các vấn đề về chuỗi cung ứng, chẳng hạn như mức tồn kho và tình trạng giao hàng, cũng như chu kỳ nhu cầu. Với thông tin này, doanh nghiệp có thể giảm chi phí liên quan đến hàng tồn kho quá mức hoặc khối lượng sản xuất bất ngờ. Ngoài ra các thông tin về tình trạng máy móc giúp giảm thiểu chi phí bảo trì, chi phí sửa chữa và chi phí do dừng hoạt động nhà máy
B· Giảm các thách thức về nhân lực:
Nhà máy thông minh giúp giảm các công việc thủ công, điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí nhân lực và giảm các sai sót do con người. Dữ liệu được cập nhật thường xuyên, liên tục, trên nhiều nền tảng ( web, mobile), người vận hành được phân quyền truy cập thời gian thực vào dữ liệu giúp tiết kiệm thời gian và tăng năng suất làm việc.Trong các trường hợp có biến động bất thường trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp cũng có thể có phưng án điều chỉnh nhanh hơn mà không cần đầu tư vào các nguồn lực bổ sung.
C· Dữ liệu được sắp xếp hợp lý và tự động:
Smart Factory – nhà máy thông minh có khả năng tự động thu thập dữ liệu và cung cấp các phân tích sản xuất nâng cao, từ đó các nhà quản lý có thể đưa ra định hướng điều hành chính xác hơn. Dữ liệu được lưu trữ một cách khoa học, tự động so sánh kế hoạch và thực tế để đưa ra phương án điều chỉnh, tạo quyết định nhanh chóng, kịp thời và chính xác
D· Bảo trì tiên đoán:
Smart Factory – nhà máy thông minh có khả năng hiển thị trạng thái thiết bị thời gian thực và thời gian gần thực, sau đó tạo các dự báo và giúp nhà sản xuất giải quyết các vấn đề bảo trì trước khi chúng tạo ra các vấn đề về thời gian chết hoặc chất lượng sản phẩm. Ví dụ: các cảm biến được gắn vào máy móc và thiết bị có thể gửi dữ liệu theo dõi tình trạng hoạt động trong thời gian thực và tự động đưa ra dự báo, kế hoạch sửa chữa, từ đó các nhà quản lý có thể xây dựng kế hoạch bảo trì, kế hoạch sản xuất một cách tối ưu.
E· Tăng năng suất:
Từ các cơ sở dữ liệu thu được từ hệ thống kết nối, các nhà quản lý có được bức tranh tổng quan và từ đó dễ dàng xác định các nút thắt trong vận hành, hiệu suất máy và các hoạt động không hiệu quả khác. Với dữ liệu này, các nhà quản lý và vận hành có thể thực hiện các điều chỉnh để tăng sản lượng, cải thiện chất lượng và giảm sản phẩm lỗi, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.
Nguồn: Smartfactory, vubui
LOW CODE LÀ GÌ