SaaS: đặc điểm, ưu điểm và những hạn chế

1. SaaS là gì
SaaS là tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ Software as a Service, tạm dịch là Phần mềm dạng Dịch vụ. Như tên gọi của mình, SaaS là mô hình phân phối phần mềm và cung cấp nó dưới dạng dịch vụ. Có nghĩa rằng phía đội ngũ phát triển của phần mềm này bán cho người dùng dịch vụ sử dụng phần mềm mà họ
làm ra chứ không bán phần mềm. Hiểu đơn giản, nhà phát triển/nhà cung cấp tạo ra và duy trì một phần mềm cho phép truy cập dữ liệu từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet và trình duyệt web. Hiện nay, SaaS là mô hình đang được phổ biến dưới nhiều loại dịch vụ, được xem là xu thế mới. Các ứng dụng SaaS thường được người dùng truy cập bằng ứng dụng mỏng, ví dụ: thông qua trình duyệt web. SaaS đã trở thành một mô hình phân phối chung cho nhiều ứng dụng kinh doanh, bao gồm phần mềm văn phòng, phần mềm nhắn tin, phần mềm xử lý bảng lương.
2. Đặc điểm cơ bản của SaaS
2.1 Cấu hình dễ sử dụng và tùy biến
- Phần cấu hình của ứng dụng SAAS sẽ không có sự khác biệt nào quá nhiều so với những ứng dụng thông thường. Do đó, người dùng hoàn toàn tự điều chỉnh các yếu tố có liên quan đến giao diện hoặc tính năng của phần mềm phù hợp với mục đích của người dùng. Khả năng tùy biến của ứng dụng này sẽ còn phải phụ thuộc rất nhiều vào mức độ thiết kế.
2.2 Chia sẻ thông tin
- Mô hình SaaS là một dạng điện toán đám mây, yêu cầu người sử dụng phải truy cập qua Internet. Do đó, các dữ liệu mà người dùng thao tác sẽ được tự động lưu lại trên đám mây của hệ thống. Cho phép tiến hành chỉnh sửa cùng lúc từ nhiều nguồn khác nhau. Khác hoàn toàn với những phần mềm sở hữu thông thường, để chia sẻ cần nhiều thao tác gửi qua lại, làm mất lượng thời gian lớn để hoàn thành.
3. Ưu điểm
3.1 Tiết kiệm chi phí
- Không chỉ chi phí mà mô hình SaaS có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp về thời gian, nhân lực. Với phần mềm truyền thống, doanh nghiệp sẽ phải bỏ một khoản tiền lớn ban đầu để mua key sử dụng, đó là chưa kể chi phí bảo trì phần mềm, nhưng với SaaS thì mọi chuyện sẽ khác vì mô hình này cho phép chạy trên web của nhà cung cấp, vậy nên doanh nghiệp không cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu cũng như không gian phần cứng. Đa số mô hình SaaS hiện nay đều tập trung bán dịch vụ dưới hai dạng: Freemium (cho phép sử dụng miễn phí trước và trả thêm phí nếu muốn sử dụng các công cụ, tính năng nâng cao) và Premium (bán theo gói, người dùng được quyền lựa chọn gói theo nhu cầu và có thể hủy đăng ký dịch vụ bất cứ lúc nào. Cách định giá gói sẽ tùy thuộc vào phía nhà cung cấp, không có quy định hay cơ cấu nào chung).
3.2 Luôn được cập nhật
- Vì doanh nghiệp sử dụng dịch vụ từ một nhà cung cấp khác, đồng nghĩa tiết kiệm được bộ phận IT không cần phải xử lý các vấn đề kỹ thuật trong quá trình vận hành phần mềm. Trách nhiệm này sẽ thuộc về nhà cung cấp phần mềm dịch vụ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được hưởng lợi từ việc đội ngũ nhà cung cấp sẽ luôn cập nhật, sửa đổi các lỗi hay bổ sung thêm tính năng cao cấp hơn cho phần mềm của họ.
3.3 Thuận tiện, dễ dàng sử dụng mọi lúc mọi nơi
- Như đã đề cập ở trên, các nhà cung cấp SaaS đều triển khai dịch vụ của mình thông qua môi trường Internet. Điều này đã tạo điều kiện cho việc truy cập trở nên dễ dàng hơn, bất kể thiết bị và trình duyệt nào miễn rằng có Internet. Kể cả khi bạn không ở văn phòng hay máy tính bên cạnh, chỉ cần với thiết bị đang cầm có thể kết nối Internet là đã có thể truy cập, thao tác và sử dụng các tính năng của dịch vụ. Đó là chưa kể, các nhà cung cấp phần mềm SaaS hiện nay đều đã và đang phát triển ứng dụng của họ có thể tương thích với tất cả thiết bị, hệ điều hành cũng như trình duyệt web, từ đó mang lại trải nghiệm thuận tiện nhất cho người dùng.
3.4 Khả năng tích hợp
- Các phần mềm SaaS đều được tối ưu hệ thống API – giao diện lập trình ứng dụng mở cho phép đồng nhất và trao đổi dữ liệu với các ứng dụng khác, từ nhiều nhà cung cấp khác. Đây là điều vượt trội hơn các phần mềm on-premise khi chúng vận hành biệt lập và không thể trao đổi qua lại với các ứng dụng ngoài.
3.5 Mở rộng quy mô sử dụng dễ dàng
- Sau khi đăng ký sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng số tài khoản sử dụng cho nhân viên của mình, cũng như tích hợp sử dụng thêm các phần mềm dịch vụ khác mà không lo ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu. Điều này có ý nghĩa rất lớn với những doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng hay có ý định mở rộng quy mô hoạt động.
4. Những hạn chế của SaaS
4.1 Bảo mật dữ liệu
- Sau khi đăng ký sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng số tài khoản sử dụng cho nhân viên của mình, cũng như tích hợp sử dụng thêm các phần mềm dịch vụ khác mà không lo ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu. Điều này có ý nghĩa rất lớn với những doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng hay có ý định mở rộng quy mô hoạt động.
4.2 Yêu cầu kết nối internet
- Vì được khai thác trên môi trường Internet, vậy nên việc yêu cầu kết nối Internet là điều bắt buộc nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ. Đây chính là một điểm hạn chế của mô hình SaaS khi nó gây ra sự bất tiện tới người dùng.
4.3 Khó khăn với phiên bản mới cập nhật
- Vì việc cập nhật phiên bản mới là do phía nhà cung cấp quyết định, vậy nên nó có thể xem như con dao hai lưỡi trong trường hợp này. Một mặt nó mang lại những tính năng mới, công cụ mới cho người dùng. Mặt khác người dùng sẽ phải bỏ thời gian để làm quen, thích nghi với những thay đổi mới này.
LOW CODE LÀ GÌ