Chuyển đổi số trong sản xuất là một bước nhảy quan trọng để tối ưu hóa mọi dữ liệu, chi phí, thời gian cũng như nâng cao hiệu suất, hiệu quả hoạt động trong sản xuất.

Chúng ta đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh của nền công nghiệp 4.0 với những bước tiến về công nghệ của rất nhiều lĩnh vực, một trong số đó là sản xuất. Chuyển đổi hóa trong sản xuất là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng, nó không chỉ diễn ra ngay lập tức mà cần trải qua sáu giai đoạn chuyển đổi vô cùng quan trọng. Vậy sáu giai đoạn đó là gì, có đặc điểm và đem lại lợi ích như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các giai đoạn chuyển đổi số trong sản xuất ngay sau đây nhé.

chuyen-doi-so-trong-san-xuat-01.jpg

Chuyển đổi số trong sản xuất

Sáu giai đoạn chuyển đổi số trong sản xuất

Giai đoạn 1: Vi tính hóa

chuyển đổi số trong sản xuất 2.jpg

Vi tính hóa là giai đoạn nền tảng trong chuyển đổi hóa sản xuất

Đây chắc chắn là giai đoạn cơ bản cũng như quan trọng nhất, tạo tiền đề để thực hiện chuyển đổi số. Máy vi tính từ lâu đã trở thành công cụ đắc lực của con người, đặc biệt là trong 10 năm trở lại đây, nó giúp cho các hoạt động nhỏ lẻ trong sản xuất đạt tiêu chuẩn, độ chính xác cao, giúp cho việc sản xuất thực hiện được dễ dàng hơn mà cũng tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí cho một số lượng nhân công không cần thiết.

Giai đoạn 2: Kết nối

Dành cho những tổ chức sản xuất đang hoạt động với hệ thống công nghệ thông tin đơn lẻ, biệt lập. Việc kết nối thực sự cần thiết để cho các nhân viên nắm bắt một cách toàn cảnh cũng như tiết kiệm thời gian trong việc truy cập, sửa đổi,… cũng như quản lý.

Giai đoạn 3: Hiển thị

Sau khi các hệ thống riêng lẻ được kết nối và về chung một mối, thì toàn bộ các dữ liệu cần được phân tích một cách cụ thể mà người ta hay còn gọi với cái tên là tạo ra hình bóng số của sản xuất. Đây là việc tạo ra mô hình cập nhật toàn bộ hoạt động của một công ty tại mọi thời điểm dựa trên việc phân tích các dữ liệu riêng lẻ, thu thập nhờ vào các cảm biến ghi lại quy trình hoạt động từ đầu tới cuối để đưa ra hệ thống dữ liệu lớn. Từ đó hiển thị ra một bức tranh toàn cảnh hoạt động của công ty.

Giai đoạn 4: Minh bạch

Sau khi phân tích được toàn bộ hệ thống dữ liệu để đưa ra những diễn giải tương tác trong hoạt động thì cần có một nền tảng chung để toàn bộ nhân viên có thể kiểm soát, truy cập vào những thông tin trong quyền hạn của mình để nắm bắt toàn bộ quy trình, dữ liệu, hoạt động của máy móc thiết bị,… Việc này có thể thực hiện nhờ các phần mềm hỗ trợ phân tích khối lượng dữ liệu lớn như ERP, MES…

Giai đoạn 5: Dự báo

Dựa vào việc hiển thị minh bạch thông tin sẽ giúp cho các doanh nghiệp đưa ra các dự báo về các kịch bản xảy ra ở công ty và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên.

Giai đoạn 6: Thích nghi

Sau khi dự báo được những kịch bản hay vấn đề có thể xảy ra ở công ty thì ở một cấp độ cao hơn, có thể ủy thác các quyết định cho hệ thống công nghệ thông tin. Việc đưa ra quyết định phụ thuộc rất lớn vào sự phức tạp của quy định nên nó cần được nghiên cứu thật kỹ lưỡng, nếu diễn ra suôn sẻ thì sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian mà không con người không cần tốn công sức.

Công ty CP Công nghệ thông minh UNIFY hiện đang là đơn vị cung cấp những giải pháp phần mềm hỗ trợ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp với mức độ uy tín cao cùng giá thành vô cùng cạnh tranh. Liên hệ ngay hotline 039.253.9999 để được tư vấn cụ thể hơn các phần mềm áp dụng trong các giai đoạn chuyển đổi số trong sản xuất.