Chuyển đổi số trong sản xuất gắn liền với cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra trên thế giới. Và đây có lẽ là ngành chịu tác động mạnh mẽ nhất. Với các công nghệ kỹ thuật tân tiến cuộc cách mạng này đã nâng cao cơ hội cải tiến mô hình sản xuất – phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

tam-quan-trong-cua-chuyen-doi-so-trong-san-xuat-01.jpg

Cuộc cách mạng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất

Khái niệm chuyển đổi số trong sản xuất

Chuyển đổi số được áp dụng ở nhiều lĩnh vực và mạng những mục đích khác nhau. Trong đó có cả chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất. Tuy chưa có một định nghĩa nào rõ ràng nhưng ta có thể định nghĩa nó ngắn gọn và dễ hiểu như sau:

-         Chuyển đổi số hay còn gọi là Digital Transformation là việc tích hợp và tối ưu hóa tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp bằng các công nghệ kỹ thuật số. Công nghệ có thể được ứng dụng để thay đổi sự vận hành, mô hình kinh doanh để đem đến những giá trị mới hữu ích hơn cho khách hàng của doanh nghiệp.

-         Chuyển đổi số trong sản xuất còn là sự thay đổi văn hóa và phong cách làm việc của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp cần luôn cập nhật, ứng dụng những công nghệ mới, sẵn sàng chấp nhận thất bại và rút ra hướng đi tiếp theo.

-         Trên tổng thể nước Việt Nam thì đây còn là quá trình thay đổi mô hình kinh doanh từ doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số. Dựa trên nhiều công nghệ như điện toán đám mây, Internet kết nối vạn vật, Bigdata,…

tam-quan-trong-cua-chuyen-doi-so-trong-san-xuat-02.jpg

Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong sản xuất

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong sản xuất đối với doanh nghiệp

Theo báo cáo từ các công ty chuyên nghiên cứu thị trường lớn nhất thế giới như IDC, Gartner,…đều cho thấy một điều rằng chuyển đổi số trong sản xuất thực sự đã đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về mọi mặt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý,... 

       Lợi ích dễ thấy nhất khi chuyển đổi số trong sản xuất đó là doanh nghiệp giảm được chi phí vận hành, có thể tiếp cận đến các khách hàng trong thời gian dài và đặc biệt năng suất lao động cho ra sản phẩm tăng đáng kể. Lãnh đạo doanh nghiệp luôn có thể dễ dàng quản lý công ty, tối ưu hóa năng suất cho nhân viên,… Từ những điều đó sẽ làm tăng lên sự hiệu quả, cạnh tranh của tổ chức doanh nghiệp được nâng cao.

       Nhìn chung, dựa theo các chuyên gia phân tích và nghiên cứu thị trường thì 5 mục đích cuối cùng mà các doanh nghiệp chuyển đổi số bao gồm: Tăng tốc độ thị trường, tăng vị trí cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tăng năng suất nhân viên,…

Với một thị trường hơn 96 triệu dân và có nhiều điều kiện thuận lợi như Việt Nam thì đây chính là cơ hội mạnh mẽ để các doanh nghiệp chuyển đổi số trong sản xuất, tạo đột phá trên thị trường.